November 26, 2024

Ngân hàng VIP

Tổng hợp thông tin các ngân hàng tại Việt Nam

Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng BIDV chính xác nhất

Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng BIDV chính xác nhất

BIDV có 4 gói gửi tiết kiệm bao gồm:

  • Tiền gửi có kỳ hạn BIDV
  • Tiền gửi tiết kiệm BIDV
  • Tiền gửi Online
  • Tiền gửi tích lũy

Theo đó mỗi gói gửi và hình thức nhận lãi khác nhau sẽ có cách tính lãi tiền gửi khác nhau như sau:

1- Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm BIDV hàng tháng

Công thức tính lãi gửi tiết kiệm BIDV = Số tiền gửi * Kỳ hạn gửi * Lãi suất gửi/12

⇒ Tổng số tiền tiết kiệm khi tất toán = Số tiền gửi + tiền lãi gửi tiết kiệm

Công thức này áp dụng với trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng BIDV tại quầy và tiền gửi BIDV online với hình thức đáo hạn là tất toán cả lãi và gốc.

Ví dụ 1: khách hàng gửi tiết kiệm BIDV 50 triệu với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất hiện tại 3,4%/năm.

  • Số tiền lãi = 50.000.000 x 3 x 3,4%/12 = 425.000 đồng
  • Tổng số tiền gửi tiết kiệm nhận được =  50.000.000 + 425.000 = 50.425.000 đồng

Ví dụ 2: khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng BIDV 100 triệu với kỳ hạn 9 tháng, lãi suất hiện tại 4%/năm.

  • Số tiền lãi = 100.000.000 x 9 x 4%/12 = 3.000.000 đồng
  • Tổng số tiền gửi tiết kiệm nhận được =100.000.000 + 3.000.000 = 103.000.000 đồng

Ví dụ 3: khách hàng gửi tiết kiệm BIDV 150 triệu với kỳ hạn 18 tháng, lãi suất hiện tại 5,5%/năm.

  • Số tiền lãi = 150.000.000 x 18 x 5,5%/12 = 12.375.000 đồng
  • Tổng số tiền gửi tiết kiệm nhận được =150.000.000 + 12.375.000 = 162.375.000 đồng

Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng BIDV chuẩn nhất

2- Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm cộng dồn BIDV

Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV cộng dồn áp dụng trường hợp gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại quầy hoặc gửi tiền online với hình thức đáo hạn là lãi nhập gốc quay vòng, tức là khi đáo hạn khách hàng không rút tiền gửi về mà vẫn để đó sinh lời, trong khi tiền lãi tiếp tục nhập vào gốc để sinh lời nhiều hơn.

Áp công thức tính lãi suất kép hay nhiều người thường gọi là lãi mẹ đẻ lãi con:

FV = PV x (1+r/n)^nt

  • FV – Future Value (giá trị tương lai): số tiền tiết kiệm nhận về trong tương lai
  • PV – Present Value (giá trị hiện tại): số tiền gốc gửi ban đầu
  • r – Interest Rate: lãi suất thực
  • n – số lần tiền lãi được nhập gốc mỗi năm
  • t – số năm gửi tiết kiệm

Tiền lãi khi gửi tiết kiệm cộng dồn BIDV = Số tiền gửi gốc x (1+ lãi suất tiết kiệm/số lần tiền lãi nhập gốc mỗi năm)^(số năm gửi tiết kiệm x số lần tiền lãi nhập gốc mỗi năm)

Ví dụ 1: Tính lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng BIDV 200 triệu sau 3 năm với kỳ hạn 12 tháng ( 1 năm), lãi suất 5,5%/năm và chọn hình thức đáo hạn là lãi nhập gốc quay vòng. Sau 3 năm khách hàng tất toán toàn bộ số tiền gửi thì nhận về lãi tiền gửi là bao nhiêu?

  • Tổng tiền tiết kiệm nhận được sau 3 năm = 200.000.000 x (1 + 5,5%)^3 =  234.848.275 đồng
  • Tổng tiền lãi sau 3 năm = 234.848.275 – 200.000.000 = 34.848.275 đồng

Ví dụ 2: Tính lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng BIDV 200 triệu sau 3 năm với kỳ hạn gửi là 6 tháng, lãi suất 4%/năm và chọn hình thức đáo hạn là lãi nhập gốc quay vòng. Sau 3 năm khách hàng tất toán toàn bộ số tiền gửi thì nhận về lãi tiền gửi là bao nhiêu?

  • Tổng tiền tiết kiệm nhận được sau 3 năm = 200.000.000 x (1 + 4%/2)^(2*3) = 225.232.484 đồng
  • Tổng tiền lãi sau 3 năm = 225.232.484 – 200.000.000 = 25.232.484 đồng

Như vậy với số tiền gốc và thời gian gửi tiền tiết kiệm như nhau, nếu chọn kỳ hạn ngắn hơn lãi suất thấp hơn thì tiền lãi nhận về ít hơn so với chọn kỳ hạn dài có lãi suất cao hơn.

Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng BIDV chính xác nhất

3- Cách tính lãi suất tiết kiệm tích lũy BIDV

Cách tính lãi suất tiết kiệm tích lũy áp dụng với gói Tiết kiệm tích lũy BIDV, theo đó khách hàng tự động gửi góp hàng tháng vào ngân hàng và mỗi một tháng đều là lãi nhập gốc quay vòng.

Công thức tính lãi suất tiết kiệm tích lũy = T1 + T2 + T3+ …+ Tn

T1 là tổng số tiền tiết kiệm nhận được khi đáo hạn của lần gửi thứ nhất

= Số tiền gửi lần 1 x (1+ lãi suất tiết kiệm lần 1 /số lần tiền lãi nhập gốc mỗi năm)^(số năm gửi tiết kiệm của lần 1 x số lần tiền lãi nhập gốc mỗi năm)

T2 là tổng số tiền tiết kiệm nhận được khi đáo hạn của lần gửi thứ 2

= Số tiền gửi lần 2 x (1+ lãi suất tiết kiệm lần 2 /số lần tiền lãi nhập gốc của lần 2)^(số năm gửi tiết kiệm của lần 2 x số lần tiền lãi nhập gốc của lần 2)

Tn là tổng số tiền tiết kiệm nhận được khi đáo hạn của lần thứ n 

= Số tiền gửi lần 1 x (1+ lãi suất tiết kiệm lần thứ n /số lần tiền lãi nhập gốc mỗi năm)^(số năm gửi tiết kiệm của lần  thứ n x số lần tiền lãi nhập gốc mỗi năm)

Như vậy mỗi một lần gửi độc lập sẽ được tính lãi suất kép tính từ thời điểm gửi đến khi đáo hạn.

Ví dụ: Khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng BIDV hàng tháng là 1 triệu với kỳ hạn 1 tháng, lãi suất 4%/năm và gửi đều trong vòng 12 tháng. Nếu khách hàng gửi từ tháng 1 đến cuối tháng 12 và đáo hạn toàn bộ, ta có:

Tháng 1: Tổng tiền tiết kiệm nhận được của lần gửi thứ nhất sau 12 tháng = 1.000.000 x (1+4%/12)^12 = 1.040.742 đồng

Tháng 2: Tổng tiền tiết kiệm nhận được của lần gửi thứ 2 sau 11 tháng = 1.000.000 x (1+4%/12)^11 = 1.037.284 đồng

Tháng 3: Tổng tiền tiết kiệm nhận được của lần gửi thứ 3 sau 10 tháng = 1.000.000 x (1+4%/12)^10 = 1.033.838 đồng

Tháng 4: Tổng tiền tiết kiệm nhận được của lần gửi thứ 4 sau 9 tháng = 1.000.000 x (1+4%/12)^9 = 1.030.403 đồng

Tháng 5: Tổng tiền tiết kiệm nhận được của lần gửi thứ 5 sau 8 tháng = 1.000.000 x (1+4%/12)^8 = 1.026.980 đồng

Tháng 6: Tổng tiền tiết kiệm nhận được của lần gửi thứ 6 sau 7 tháng = 1.000.000 x (1+4%/12)^7 = 1.023.568 đồng

Tháng 7: Tổng tiền tiết kiệm nhận được của lần gửi thứ 7 sau 6 tháng = 1.000.000 x (1+4%/12)^6 = 1.020.167 đồng

Tháng 8: Tổng tiền tiết kiệm nhận được của lần gửi thứ 8 sau 5 tháng = 1.000.000 x (1+4%/12)^5 = 1.016.778 đồng

Tháng 9: Tổng tiền tiết kiệm nhận được của lần gửi thứ 9 sau 4 tháng = 1.000.000 x (1+4%/12)^4 = 1.013.400 đồng

Tháng 10: Tổng tiền tiết kiệm nhận được của lần gửi thứ 10 sau 3 tháng = 1.000.000 x (1+4%/12)^3 = 1.010.033 đồng

Tháng 11: Tổng tiền tiết kiệm nhận được của lần gửi thứ 11 sau 2 tháng = 1.000.000 x (1+4%/12)^2 = 1.006.678 đồng

Tháng 12: Tổng tiền tiết kiệm nhận được của lần gửi thứ 12 sau 1 tháng = 1.000.000 x (1+4%/12)^1 hoặc = 1.000.000 *4%/12 = 1.003.333 đồng

Tổng số tiền nhận được khi đáo hạn sau 12 tháng gửi 1 triệu liên tục hàng tháng =  1.040.742 + 1.037.284 + 1.033.838 + 1.030.403 + 1.026.980 + 1.023.568 + 1.020.167 + 1.016.778 + + 1.013.400 + 1.010.033 + 1.006.678 + 1.003.333 = 12.263.204

  • Số tiền gốc = 12.000.000 đồng
  • Số tiền lãi = 12.263.204 – 12.000.000 = 263.204 đồng