Ngân hàng là gì?
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng. Bản chất hoạt động ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, theo đó ngân hàng cung ứng các sản phẩm/dịch vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Phân loại các loại hình ngân hàng ở Việt Nam hiện nay
- Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng thương mại Nhà nước
- Ngân hàng thương mại cổ phần
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
- Ngân hàng liên doanh
- Ngân hàng chính sách
- Ngân hàng hợp tác xã
Phân biệt các loại hình ngân hàng ở Việt Nam hiện nay
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Ngân hàng thương mại Nhà nước là ngân hàng thương mại có sự góp vốn của Nhà nước với tỷ lệ hiện nay khoảng 50% – 75%. Các ngân hàng thương mại Nhà nước như:
- Ngân hàng Agribank
- Ngân hàng Vietcombank
- Ngân hàng Vietinbank
- Ngân hàng BIDV
Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng có sự góp vốn từ các tổ chức hoặc cá nhân gọi là cổ đông. Hiện nay Việt Nam có gần 30 ngân hàng thương mại cổ phần, ví dụ
- TPBank
- ACB
- VPBank
- MSB
- Sacombank
- VIB
- NCB
- SHB
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài và hoạt động tại Việt Nam với hình thức ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ví dụ:
- CIMB
- Hong Leong
- HSBC
- Public Bank Việt Nam
- Shinhan Bank
- Standard Chartered
- UOB
- Ngân hàng Woori Việt Nam
- CitiBank
Ngân hàng liên doanh là loại hình ngân hàng thương mại ra đời từ sự hợp tác giữa ngân hàng của Việt Nam và một ngân hàng nước ngoài. Ví dụ:
- Trách nhiệm hữu hạn Indovina
- Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga
Ngân hàng chính sách là ngân hàng được chính phủ thành lập để hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước.
- Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP)
- Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB)
Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
Việt Nam có duy nhất Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-operative bank of VietNam) – trước đây là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
More Stories
Tổng hợp các ngân hàng Singapore tại Việt Nam
[Giải đáp] 1 kg vàng bằng bao nhiêu chỉ vàng Việt Nam?
[Giải đáp] 1 kg vàng bằng bao nhiêu cây vàng?